Đề tài Hệ thống nuôi tôm áp dụng IOT (Lượt xem: 3282)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Giáo dục - Khoa học & Công nghệ >> Khoa học và Công nghệ

Cập nhật: 10/06/2021

Xuất phát từ thực tế nghề nuôi tôm còn gặp không ít rủi ro, dịch bệnh, với mong muốn giúp bà con nuôi tôm đạt hiệu quả cao hơn, một nhóm học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Sóc Trăng đã thực hiện ý tưởng thông qua Đề tài “Hệ thống nuôi tôm áp dụng IOT” quản lý chất lượng nguồn nước. Ban đầu, đề tài được cơ quan chuyên môn đánh giá có tính ứng dụng cao.

Đề tài Hệ thống nuôi tôm áp dụng IOT
Đề tài “Hệ thống nuôi tôm áp dụng IOT” của các em Trần Tấn Thành và Quách Lộc Nguyên.

      Tác giả Đề tài “Hệ thống nuôi tôm áp dụng IOT” là của các em Trần Tấn Thành, Quách Lộc Nguyên cùng học  lớp 12A4 và em Nguyễn Minh Nhựt, lớp 11A4, trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Sóc Trăng.

   Đề tài là một hệ thống điều khiển và giám sát tôm nuôi. Cấu tạo của hệ thống được chia làm 2 phần, phần cứng gồm: Máy cho ăn, máy bơm oxy đáy, thanh khống chế nhiệt độ, bộ điều khiển pin năng lượng mặt trời, chuông cảnh báo, cánh quạt nước, nguồn tổ ong, cảm biến đo pH, đo độ đục, oxy, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... Nguyên lý hoạt động của đề tài là khi hệ thống được cấp điện, các thông số từ cảm biến thông báo về ứng dụng; khi độ pH thay đổi quá mức, chuông cảnh báo sẽ bật và ứng dụng thông báo cho người dùng cần bao nhiêu vôi, khi trời tối hệ thống sẽ bật đèn và khởi động máy quạt nước. Sau khi hoàn thành đề tài, nhóm cũng đã lắp đặt ứng dụng thực tế.

   Em Trần Tấn Thành (ảnh), chia sẻ: “Qua nhiều lần điều chỉnh, bước đầu cho thấy đề tài có tác dụng nhất định, việc lắp ráp cũng đơn giản, vật liệu lắp ráp cho hệ thống đã có sẵn ngoài thị trường”.

    Em Quách Lộc Nguyên (ảnh), chia sẻ thêm: “Nhóm đã đưa vào đề tài một số phần mềm có thể ứng dụng trên điện thoại”

   Trong Cuộc thi sáng tạo Thanh Thiếu niên, Nhi đồng thành phố Sóc Trăng lần thứ 8 năm 2021, Đề tài “Hệ thống nuôi tôm áp dụng IOT” đã đạt giải nhất. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, ưu điểm của sản phẩm có thể kết nối internet, giúp người dùng ở bất kỳ đâu cũng có thể điều khiển ao nuôi; bên cạnh đó, hệ thống có thể dễ dàng điều khiển bằng điện thoại thông minh, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong ao nuôi tôm.

   Ông Lê Anh Tuấn, Phó trưởng Phòng Kinh tế thành phố Sóc Trăng (ảnh), cho rằng: “Đề tài của các em mang tính thực tế, nếu được điều chỉnh thêm một số kỹ thuật, đề tài có thể áp dụng rộng rãi. Đây thật sự là khâu đột phá trong việc nuôi trồng trong thời cách mạng Công nghiệp 4.0”.

   Đề tài “Hệ thống nuôi tôm áp dụng IOT” là ý tưởng mô hình học đường... cần được kiểm chứng, đánh giá từ ngành chuyên môn cũng như qua thực tế vận hành từ sản xuất mới có thể khẳng định hiệu quả. Tuy nhiên, việc các em Trần Tấn Thành, Quách Lộc Nguyên và Nguyễn Minh Nhựt của trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Sóc Trăng từ đam mê nghiên cứu khoa học, chịu khó tìm tòi sáng tạo và thực hiện ý tưởng để cho ra sản phẩm phục vụ lợi ích cộng đồng. Các em là nguồn truyền cảm hứng đam mê, sáng tạo cho học sinh trong tỉnh làm theo bằng việc làm đáng được biểu dương./. 

Lê Vũ (Đài TT TP Sóc Trăng)


QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online